Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Người bệnh sau khi mắc COVID-19 cần được chăm sóc ra sao?
Người bệnh sau khi mắc COVID-19 còn đối diện nhiều vấn đề về hô hấp, tiêu hóa... cần phải có những thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng và tập dưỡng sinh hợp lý.

Sau khi mắc COVID-19, người bệnh có thể gặp các di chứng như mệt mỏi kéo dài, ho, khó thở, vấn đề về da, tiêu hóa,…việc tiếp tục hỗ trợ người bệnh trong sinh hoạt, ăn uống và tập luyện rất quan trọng cho quá trình phục hồi. Do đó, cần duy trì thói quen sinh hoạt, kết hợp chế độ dinh dưỡng và tập dưỡng sinh hợp lý.

Thói quen sinh hoạt

+ Người bệnh cần duy trì thời gian ngủ nghỉ hợp lý, hạn chế ngủ nhiều vào ban ngày. Nên vận động nhẹ như đi bộ chậm, tập thể dục nhẹ, đạp xe đạp rất chậm, tập dưỡng sinh… Vận động nhẹ giúp tiêu hao 200 Kcalo/ giờ.

+ Tiếp xúc với ánh nắng ít nhất 30 phút/ngày, có thể vào buổi sáng sớm hoặc nắng chiều, sẽ giúp cho nhịp sinh học của cơ thể được điều hòa.

+ Hạn chế nhìn vào màn hình điện thoại/thiết bị điện tử liên tục trong ngày.

+ Với người đã hoàn thành thời gian tự cách ly, khuyến khích tham gia các hoạt động cùng với người thân như chuẩn bị bữa ăn, dọn dẹp nhà cửa để sớm quay lại trạng thái sinh hoạt thường ngày.

+ Với người lớn tuổi, việc trò chuyện cùng người thân trong gia đình sẽ giúp giảm sự lo lắng, kích thích hoạt động não sau nhiễm bệnh. Khuyến khích người bệnh tham gia các hoạt động tinh thần như đọc sách/báo, bàn luận về tin tức trong ngày, cầu nguyện (theo tôn giáo và tín ngưỡng). Cần tìm đến các chuyên gia hỗ trợ tư vấn tâm lý nếu người bệnh có vấn đề lo lắng, đau buồn kéo dài do trải nghiệm bệnh vừa qua.

Chế độ dinh dưỡng

Ở giai đoạn bệnh, người bệnh có mức chuyển hóa cơ bản tăng 10% do có sốt, khó thở, vì vậy nhu cầu dinh dưỡng cần để bù đắp cho sự chuyển hóa đó cần được duy trì kể cả khi đã qua giai đoạn nhiễm cấp.

Nên chia bữa ăn thành 3-5 bữa mỗi ngày tùy theo sức ăn của người bệnh và kết hợp đa đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn.

Đối với người có hội chứng chuyển hóa, lượng chất béo < 25%, cholesterol < 300mg/ ngày với người không có rối loạn lipid máu và ≤ 200mg/ ngày với người có rối loạn lipid máu.

Với người có rối loạn chuyển hóa đường, ưu tiên kết hợp với những nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp như kiwi, gạo lứt, củ từ, đậu trái (đậu que, đậu đũa,…).

Người bệnh nên được cung cấp chất xơ từ 20 – 30 g/ ngày, rau quả từ 400 – 500 gram/ ngày. Hình thức chế biến nên hạn chế chiên xào nhiều dầu mỡ, nên kèm thêm các món súp xay, canh hầm (với xương, các loại đậu, hạt sen, đại táo, câu kỷ tử,…) để giúp tiêu hóa tốt hơn.

Trong các nguyên tố vi lượng, kẽm đặc biệt cần bổ sung ở nhóm bệnh nhân có triệu chứng như mệt mỏi, kém tập trung, buồn ngủ, tiêu hóa kém dễ bị tiêu lỏng. Với dạng viên uống, có thể bổ sung từ 30 – 100mg kẽm nguyên tố/ngày kéo dài từ 2 – 3 tháng tùy tình trạng cơ thể. Kẽm còn có trong các loại thức ăn như hàu, sò, thịt gia súc, gia cầm, tôm, cua, cá,…Nên bổ sung cùng với nhóm thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường hấp thu kẽm.

Tập dưỡng sinh

Người bệnh còn trong thời gian tự cách ly (sau khi âm tính) nên duy trì tập các bài tập thở như: thở bốn thời, theo dõi hơi thở trong quá trình tập các bài tập như: xoa ngũ quan (đặc biệt xoa kỹ vùng huyệt nghinh hương – thượng nghinh hương, thượng tinh,…).

Những có triệu chứng khó thở, hụt hơi, nên có người thân bên cạnh khi tập luyện, tập chậm và không gắng sức khi tập, duy trì thời gian tập từ 15 - 30 phút/ ngày. Trước khi tập, có thể kết hợp các bài tập kéo dãn cơ, khởi động khớp như động tác xem xa xem gần, sờ đất vươn lên, đạp xe đạp tại chỗ,…và tập kèm với dụng cụ như khăn hoặc gậy để kéo dãn hết tầm vận động của khớp.

Việc tạo thành một nhóm cùng tập luyện với người bệnh, từ những người thân trong gia đình hoặc nhóm trên mạng xã hội sẽ giúp người bệnh có tinh thần và cam kết cho quá trình tập luyện. Khi độ bền và thể lực của người bệnh được luyện tập, các triệu chứng như: sợ lạnh, nặng ngực, mệt mỏi, … cũng được cải thiện.

Đối với người bệnh có triệu chứng tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, đi phân lỏng kéo dài sau nhiễm virus, nên kết hợp bài tập xoa tam tiêu (làm ấm ngực – bụng) và sử dụng túi chườm thảo dược (hoặc túi chườm ấm) để giữ ấm vùng bụng giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng.

Đối với người bệnh còn ho khạc đàm kéo dài, trong quá trình tập, người thân có thể hỗ trợ vỗ lưng khạc đàm để giúp người bệnh tập ho khạc hiệu quả.

Bài tập thở 4 thời được thực hiện như sau:

Người bệnh ở tư thế nằm ngửa thẳng, kê một gối ở mông (không phải ở thắt lưng) cao thấp tùy sức. Tay trái để trên bụng, tay phải để ở ngực.

Thời 1: Hít vào đều, sâu, tối đa, ngực nở, bụng phình và căng. Thời gian từ 4 – 6 giây (hít ngực bụng nở).

Thời 2: Giữ hơi, mở thanh quản bằng cách liên tục hít thêm, đồng thời giơ một chân giao động qua lại, cuối thời hạ chân xuống. Thời gian 4 – 6 giây. (Giữ hơi hít thêm).

Thời 3: Thở ra, tự nhiên, thoải mái, không kiềm thúc. Thời gian 4 – 6 giây. (Thở không kiềm thúc).

Thời 4: Nghỉ, thư giãn, chân tay nặng ấm. Chuẩn bị trở lại thời 1. Thời gian 4 – 6 giây. (Nghỉ nặng ấm thân).

Trong quá trình hồi phục, việc đồng hành cùng với người bệnh vô cùng quan trọng, đặc biệt khi người bệnh phải trải qua một thời gian dài phải cách ly hoặc tự cách ly. Nếu các triệu chứng “hậu Covid-19” kéo dài, gây cản trở đến sinh hoạt và tinh thần, người bệnh cần đến các cơ sở y tế có điều trị “hậu Covid-19” để được thăm khám và điều trị sớm.

ThS-BS Ngô Thị Kim Oanh & BS Phạm Ánh Ngân, cơ sở 3 Bệnh viện Đại học Y dược TPSG
DanQuyen.com (Theo plo.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)
    Ấn Độ ra mắt liệu pháp tế bào CAR-T bản địa đầu tiên để điều trị ung thư (04-04-2024)
    Nữ nhân viên y tế của Bệnh viện E bị chết não, hiến toàn bộ tạng cứu người (04-04-2024)
    Chụp X-quang phát hiện nhiều người trẻ phổi trắng xóa, nguyên nhân vì đâu? (02-04-2024)
    Hàn Quốc: Bác sỹ cấp cao tại các bệnh viện lớn sẽ giảm thời gian làm việc (31-03-2024)
    Bộ Y tế thông tin về ca mắc cúm A/H5N1 tử vong (25-03-2024)
    Người bị nhiễm cúm A/H5N1 thường tử vong với tỷ lệ cao, Bộ Y tế khuyến cáo 5 biện pháp phòng, chống (24-03-2024)
    Tắm 3 kiểu này 'mạng sống mỏng hơn giấy' (17-03-2024)
    Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng (15-03-2024)
    Em bé thứ hai của Việt Nam được sửa tim bào thai chào đời khỏe mạnh (29-02-2024)
    Hai ca nghi nhiễm chất cực độc ở TP.HCM ăn gì trước khi nhập viện? (22-02-2024)
    Loài cây mọc hoang nay 'lên đời' thành cây dược liệu giúp người trồng kiếm hàng trăm triệu (18-02-2024)
    Nhồi máu cơ tim khi đi chơi Tết (18-02-2024)
    Bộ Y tế lấy ý kiến đề xuất xác định nồng độ cồn trong hơi thở tài xế (05-02-2024)
    Cả nước đã có 6 trường hợp tử vong vì đậu mùa khỉ, Hà Nội tăng cường cảnh giác (31-01-2024)

Các bài viết cũ:
    Triển vọng chữa khỏi COVID-19 bằng thuốc điều trị HIV/AIDS của Israel (15-09-2021)
    Chuyên gia lý giải hiệu quả của vaccine AstraZeneca khi rút ngắn khoảng cách 2 mũi tiêm (14-09-2021)
    Trẻ em mắc COVID-19 chỉ cần điều trị hỗ trợ tại nhà (14-09-2021)
    Vaccine COVID-19 Sputnik V đóng ống tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn chất lượng (10-09-2021)
    Tiêm trộn vắc xin Pfizer và Moderna có an toàn không? (07-09-2021)
    Chuyên gia y tế Malaysia cảnh báo về biến thể Mu (06-09-2021)
    Biến thể mới ở Nam Phi hiện tại chưa phải nguy cơ (03-09-2021)
    Chuyên gia: Kháng thể của F0 khỏi bệnh cao hơn cả tiêm 2 mũi vaccine (03-09-2021)
    Phát hiện mới về triệu chứng các ca mắc Covid-19 đột phá (02-09-2021)
    Tạp chất trong vaccine Moderna tại Nhật Bản có thể bắt nguồn từ kim tiêm (31-08-2021)
    Lại phát hiện chất lạ, Nhật đình chỉ sử dụng thêm 1 triệu liều vaccine Moderna (30-08-2021)
    Thuốc kháng thể đơn dòng: Vũ khí mới trong chiến lược phòng và điều trị Covid-19 (30-08-2021)
    Nhật Bản xem xét tiêm kết hợp hai loại vaccine Covid-19 khác nhau (29-08-2021)
    Nhiều sinh viên đã tiêm vaccine Moderna có chất lạ, Nhật Bản cung cấp vaccine thay thế (27-08-2021)
    Nga lần đầu tiên giới thiệu kính chống mất ngủ (27-08-2021)
    Hội đồng Đạo đức thông qua báo cáo giữa kỳ pha 3a vaccine Nano Covax (27-08-2021)
    Covid-19: Phát hiện quan trọng về thời điểm virus SARS-CoV-2 lây mạnh nhất (26-08-2021)
    Nhật Bản khẩn cấp xử lý vụ vaccine Moderna có chất lạ (26-08-2021)
    WHO: Thông tin sai lệch khiến đại dịch COVID-19 kéo dài (25-08-2021)
    WHO kêu gọi trì hoãn mũi tiêm tăng cường nhằm tăng tỷ lệ người được tiêm chủng (23-08-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152842521.